Lớp sương trắng trên vỏ quả Trà Phổ Nhĩ Tiểu Thanh Cam không phải là bị mốc, mà có giá trị dinh dưỡng và sức khỏe nhất định đối với cơ thể con người.

Ngay từ khi bắt đầu xuất hiện: Trà Phổ Nhĩ Tiểu Thanh Cam đã trở nên phổ biến với những người yêu trà. Vẻ ngoài độc đáo, hương vị được đánh giá cao, phương pháp pha trà tiện lợi, và kèm theo đó là những lợi ích tốt về sức khỏe đã khiến Tiểu Thanh Cam trở thành “Tiểu Tâm Can” trên bàn trà.
Tuy nhiên “Trà Hồng Thị Phi” ắt sẽ có nhiều tranh cãi xung quanh sự nổi tiếng của Tiểu Thanh Cam, sự xuất hiện của một lớp “sương trắng” trên bề mặt đã khiến nhiều người yêu trà e ngại: tại sao lại có “sương trắng”? Chính xác thì những lớp “sương trắng” này là gì?
Ngoài ra sự tồn tại của một số trà Tiểu Thanh Cam kém chất lượng trên thị trường cũng đã phủ bóng lên tranh chấp giữa việc xác định đó là “Sương trắng hay Nấm mốc”.
Nội dung
Khám phá bí ẩn về lớp “Sương Trắng” của Trà Phổ Nhĩ Tiểu Thanh Cam
“Sương trắng” hay “Nấm mốc”? Cùng những thắc mắc của người tiêu dùng, ngành chè Phổ Nhĩ cũng đã tiến hành một số nghiên cứu.
Cách đây không lâu, một cơ quan kiểm nghiệm và Trung tâm Kỹ thuật lên men trà Phổ Nhĩ Vân Nam đã cùng nhau làm việc để hé lộ sự thật về lớp “sương trắng” của những quả quýt thông qua các thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm cho thấy thành phần chính của “sương trắng” là Limonene, là chất kết tủa dầu dễ bay hơi. Nó là một hợp chất Monoterpenoid, một chất lỏng nhờn không màu, có mùi thơm như chanh.
Limonene là một thành phần tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau và gia vị, và có hàm lượng cao nhất ở trong trái cây họ cam,quýt (đặc biệt là trong vỏ).

Vì Limonene là hoạt chất dễ bay hơi nên nếu bảo quản lâu trong môi trường kín, các chất này sẽ từ từ kết tủa lên bề mặt vỏ quýt và oxy hóa thành các chất màu trắng, tạo thành “sương trắng”.
Tiểu Thanh Cam + Trà Phổ Nhĩ Chín, sự kết hợp “lành mạnh” nhất.
Để làm rõ các thành phần của “sương trắng” và đưa ra lời giải thích cho người tiêu dùng, báo cáo thử nghiệm cho thấy “sương trắng” trên vỏ quýt không phải là nấm mốc, thực chất đó là cái mà chúng ta thường gọi là “phấn”, tương tự như cơ chế hình thành trên trái cây khô chẳng hạn như quả hồng khô.

Những lớp “sương trắng” này không độc hại mà còn có giá trị dinh dưỡng và tác dụng chăm sóc sức khỏe nhất định đối với cơ thể con người.

Chất Limonene có trong nó có thể làm giảm ho, long đờm và ức chế vi khuẩn. Nó có thể cải thiện viêm họng mãn tính, có tác dụng thở êm ái đối với bệnh viêm mũi, cảm lạnh và nghẹt mũi.
Đây cũng là một trong những lý do tại sao Trà Phổ Nhĩ Tiểu Thanh Cam thường xuyên có mặt trên bàn trà của nhiều tín đồ yêu trà Phổ Nhĩ.
Không phải tất cả Trà Phổ Nhĩ Tiểu Thanh Cam nào cũng có lớp sương trắng.
Ông Chí Vĩ, là người đã gắn bó lâu năm với nghề làm trà Phổ Nhĩ Quýt đã đúc kết ra hai yếu tố then chốt dẫn đến lớp “sương trắng” trên vỏ quả quýt như sau:

- Một là vùng sản xuất, trong hầu hết các trường hợp, chỉ những quả quýt xanh ở vùng sản xuất Tân Hội, Giang Môn, Quảng Đông mới có “sương trắng”, càng có nhiều tinh dầu trên vỏ quýt xanh thì càng có nhiều “sương trắng” hơn.
- Hai là kỹ thuật làm trà, cần phải đảm bảo tinh dầu trên bề mặt của quýt xanh còn nguyên vẹn, quả quýt nhỏ còn non sẽ ít tinh dầu hơn. Muốn đảm bảo hoạt tính và tính nguyên vẹn của tinh dầu thì chỉ có thể dùng quy trình phơi nắng nhiều lần và sấy ở nhiệt độ thấp trong thời gian dài, để “sương trắng” kết tủa trên bề mặt quả quýt xanh.
- Ba là điều kiện bảo quản trà, môi trường bảo quản kín và thích hợp, sau thời gian bảo quản lâu các chất này sẽ kết tủa từ từ thành bề mặt của vỏ cam, và hình thành sau quá trình oxy hóa.
Ba cách phân biệt giữa “sương trắng” và “nấm mốc”.
Tất nhiên, ngoài “sương trắng”, bạn thực sự có thể bắt gặp những quả trà phổ nhĩ quýt bị mốc trên thị trường. Cũng tương đối đơn giản để phân biệt đó là “Sương Trắng” hay “Nấm Mốc”, có thể phân biệt qua các bước “nhìn, ngửi và chạm vào”.

Hãy xem xét, nhìn vào hình thức bên ngoài, lớp “sương trắng” có màu trắng giống như sương giá, trong khi nấm mốc thường có màu vàng nâu hoặc xanh đậm.
Ngoài ra, trên bề mặt vỏ quýt còn có một lớp màng keratin, nếu bị mốc sẽ không xuất hiện ở vỏ ngoài mà sẽ xuất hiện ở mặt bên trong của vỏ quýt.
Nếu có “sương trắng” sẽcó mùi trái cây thoang thoảng và hương thơm dịu ngọt của những quả quýt xanh nhỏ. Mặt khác, quả quýt xanh bị nấm mốc có thể ngửi thấy mùi khó chịu như mốc, ôi tùy theo mức độ nấm mốc.
Ba là chạm vào lớp vỏ, “sương trắng” trên quả cam xanh nhỏ là bột màu trắng, không dễ rơi ra, nếu lấy ngón tay ra xoa một chút sẽ có cảm giác khô, kèm theo hạt nhỏ. Nếu là nấm mốc trắng do nấm mốc sinh ra, khi sờ vào sẽ thấy nấm mốc rơi ra, hơi trơn và thiếu kết cấu hạt.