Triều đình đời Đường (618-907) lịch sử nắm trong tay quyền lực và ảnh hưởng rất lớn, kiểm soát những vùng đất và của cải bao la. Một yếu tố góp phần vào việc mở rộng quyền lực này là một loạt các con kênh kết nối với nhau, cho phép lưu thông và chuyên chở đến tất cả các vùng của đế chế và hơn thế nữa.

Sự hình thành

Thuyền lưu thông trên kênh rạch chở trà cùng các mặt hàng tiêu dùng khác từ cảng này sang cảng khác, và khi ngoại thương phát triển thì đế chế mở rộng. Tất nhiên, thương nhân Trung Quốc cũng sử dụng các phương tiện giao thông khác, và bất cứ nơi nào thương nhân Trung Quốc đi, trà cũng theo với họ. Tại thời điểm này trong lịch sử, lá trà được ép thành thỏi hoặc bánh, sau đó nướng cho đến khi cứng. Điều này giúp trà có thời hạn sử dụng lâu và dễ dàng vận chuyển hơn .

Để pha trà từ lá đã nướng, người ta bẻ một phần bánh trà cứng, giã thành bột bằng cối và chày, sau đó đun sôi trong vài phút để pha rồi rót trà vào một cái chén. Khi phương pháp chế biến phát triển từ lá thô đến những bánh trà được nướng, hương vị trà cũng được cải thiện theo đó, và trà trở nên nổi tiếng như cồn khắp Trung Quốc suốt đời Đường.

Trà không chỉ được phục vụ tại triều đình mà còn ở hầu hết mọi nơi khác. Uống trà sớm trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người, từ hoàng đế đến nông dân. Lúc này, trà được uống ở Trung Quốc là trà xanh. Mãi đến khi người Trung Quốc bắt đầu chế biến trà đen để xuất khẩu sang phương Tây, từ thế kỷ 17, họ mới uống trà đen .

Sự khác biệt

Vào thời điểm đó những người có thể uống trà uống loại trà ngon nhất, đến từ các vùng Quảng Đông, Quảng Châu, Hồ Châu và có sự phức tạp về hương vị. Cuối cùng, địa vị xã hội trở nên gắn liền với loại trà mà người ta uống (hoặc có thể uống).

Trà không chỉ phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao, mà tất cả mọi thứ liên quan đến nó: dụng cụ, chén, nước và hộp trà đều phải có chất lượng hảo hạng. Đời Đường đã chứng minh nó là một trong những vương triều vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc, coi trọng chất lượng và vẻ đẹp. Đó là một thời đại rất tinh tế, được thể hiện bởi tình yêu đối với học tập và nghệ thuật. Thơ ca, hội họa, thư pháp, âm nhạc và nghệ thuật sắp đặt sân vườn thời này đều rất nổi tiếng, và chắc chắn, môi trường tao nhã này đã ảnh hưởng đến văn hóa trà.

Các quán trà

Đương nhiên, mọi người cần nơi để uống một chén trà, và chẳng bao lâu các quán trà và vườn trà mọc lên các thành đô và thị trấn trên khắp đất nước. Nhiều vườn trà trong số này đã trở thành biểu hiện của sự tinh tế và tao nhã của văn hóa đời Đường. Cùng với việc tìm kiếm các loại trà tốt nhất là sự phát triển của các trà sư, người có thể tìm thấy những lá trà thượng hạng từ người trồng ở các vùng khác nhau, và là người có thể pha ra những loại trà ngon nhất. Các trà sự rất được trọng vọng, đặc biệt là bởi triều đình và các quan lại.

Trần Ký Trà - Ấm Tử Sa Cao Cấp