Trà xanh là loại thức uống tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên uống quá nhiều trà xanh nhiều có tốt không? Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trà xanh có chứa các hoạt chất như: EGCG, Catechin, Flavanol, Polysacarit, Acid béo, Vitamin, khoáng chất,… và mỗi thành phần này sẽ có tác dụng khác nhau trên cơ thể. Dùng trà xanh thường xuyên sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, thải độc tố hiệu quả, điều hòa huyết áp, tốt cho hệ tim mạch.

Dùng trà xanh thường xuyên sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể

Dưới đây là những tác dụng phụ của trà bạn có thể tham khảo để tránh mắc phải khi sử dụng quá liều lượng.

Khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể bị ảnh hưởng

Bạn uống trà xanh hay bất kỳ loại trà nào sẽ kích thích cơ thể hấp thụ nhiều Tanin từ trà. Đây là một hợp chất gây nên chứng khó hấp thụ sắt trong đường ruột. Do vậy những người bị thiếu sắt nên cân nhắc không sử dụng trà xanh nhiều để tránh tình trạng cơ thể nặng thêm.

Vì thế, để đảm bảo an toàn bạn nên uống ít hơn 700ml trà xanh mỗi ngày và nên uống vào giữa buổi sau bữa ăn, vì khi đó lượng sắt từ thức ăn đã ngấm vào trong cơ thể.

Căng thẳng mệt mỏi (stress)

Trong trà xanh ngoài những chất chống oxy hóa cũng chứa một lượng cafein khiến cơ thể tỉnh táo. Việc can thiệp vào nhịp sinh học tự nhiên chính là nguyên nhân chính khiến các căn bệnh về tâm lý ngày càng tăng cao.

Trung bình một ly trà xanh trung bình chứa 10 – 50mg cafein, bạn có thể tham khảo liều lượng cafein trong trà để mỗi ngày chỉ giới hạn dưới 200 mg sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu bạn uống nhiều trà xanh và tác dụng phụ của trà khiến bạn quá mệt mỏi hãy thử đổi qua trà Phổ Nhĩ chín. Loại trà này sẽ chứa ít cafein từ đó giúp tâm lý thư thái và dễ chịu.

Trong trà xanh ngoài những chất chống oxy hóa cũng chứa một lượng cafein khiến cơ thể tỉnh táo

Chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng khi uống trà xanh quá nhiều

Melatonin là một hormone báo hiệu các cơn buồn ngủ để não bộ điều khiển hành vi của cơ thể. Tuy nhiên sự có mặt của cafein sẽ ức chế sản sinh ra hormone melatonin khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm.

Khi bạn thiếu ngủ kéo dài, một phần nhỏ cafein trong trà xanh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây mất ngủ bằng cách làm tăng sự tỉnh táo của não bộ.

Xuất hiện cảm giác buồn nôn

Hợp chất tanin khiến trà có vị đắng chát đặc biệt khi uống trà xanh bạn sẽ cảm nhận rõ điều này. Đặc biệt lưu ý, không nên dùng đồ uống này khi đang đói hoặc vào buổi đầu sáng khi mới thức dậy. Bên cạnh đó cũng khiến cơ thể “bị say” và có biểu hiện buồn nôn, chóng mặt.

Mỗi cơ thể sẽ có một giới hạn khác nhau những đối tượng nhạy cảm không nên dùng quá 700ml trà xanh mỗi ngày để giảm tác dụng phụ của trà.

Ảnh hưởng đến phụ nữ trong thai kỳ

Trà chứa hơn 30% axit oxalic, kết hợp với phân tử sắt trong ruột và dạ dày tạo nên chất cặn không hấp thu được. Mặt khác, sử dụng trà xanh sẽ giảm khả năng hấp thụ nguyên tố sắt từ thức ăn, dẫn tới nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ.

Do vậy để tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai, tốt nhất trong thời gian 3 tháng đầu mẹ không nên sử dụng thức uống này. Uống trà xanh sau 3 tháng cần được sự cho phép của nhân viên y tế và chỉ được dùng với lượng vừa phải.

Hợp chất tanin khiến trà có vị đắng chát đặc biệt khi uống trà xanh bạn sẽ cảm nhận rõ điều này.

Hướng dẫn cách uống trà xanh đúng mỗi ngày

Việc uống trà xanh hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên để tránh gây phản tác dụng, trankytra khuyên bạn nên sử dụng trà xanh mỗi ngày theo cách dưới đây:

Chọn thời điểm uống trà xanh thích hợp

Thời điểm uống trà xanh rất quan trọng đến đáp ứng của cơ thể. Theo số liệu thống kê, những người sử dụng trà xanh sau mỗi bữa ăn sẽ có cải thiện sức khỏe tốt hơn các khung giờ khác.

Học cách pha trà

Pha trà đúng cách giúp lưu giữ được hương thơm cũng như hoạt chất có lợi cho cơ thể. Do vậy việc học cách pha trà là điều cần thiết nếu bạn mong muốn dùng thức uống này lâu dài.

Uống ngay sau khi pha

Để tránh nước trà không còn vị ngon hoặc chát, bạn nên dùng thức uống này ngay sau khi pha. Việc làm này cũng giúp lưu giữ được hương thơm và kích thích vị giác cho người dùng.

Không uống nước trà xanh đặc

Nếu thường xuyên uống trà thì bạn không nên uống dạng nước đặc, bởi vì sẽ gây khó ngủ do kích thích thần kinh. Bên cạnh đó, việc sử dụng như vậy còn làm gia tăng nguy cơ nhiễm độc ở gan và giảm thải trừ ở thận.

Không kết hợp trà với sữa

Sử dụng nước trà xanh và sữa sẽ làm gia tăng nguy cơ ngộ độc cơ thể, tăng tình trạng rối loạn tiêu hóa và mất ngủ. Do vậy, bạn không nên kết hợp hai thức uống này với nhau.

Không uống trà xanh khi đang dùng thuốc điều trị

Trong thời gian dùng thuốc điều trị đặc biệt là khi uống kháng sinh để tránh nguy cơ tương tác với thuốc, chúng ta không nên dùng bất kỳ một loại nước uống nào khác ngoài nước trắng. Đây cũng là lời khuyên của bác sĩ đối với những bệnh nhân bị mắc bệnh mạn tính và phải điều trị lâu dài.

Sử dụng trà xanh sau mỗi bữa ăn sẽ có cải thiện sức khỏe tốt hơn các khung giờ khác.

Uống trà xanh là một văn hóa được nhiều người tôn thờ và khó bỏ nhưng uống trà đúng cách lại là vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Một lượng trà vừa đủ và duy trì đều đặn sẽ giúp giảm thấp nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Chính vì vậy, bạn hãy cân đối liều lượng trà để giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ của trà đối với cơ thể. Bạn cũng có thể tìm đến chuyên gia để được tư vấn và hỗ trợ xem uống trà nhiều có tốt không.

Trả lời

Trần Ký Trà - Ấm Tử Sa Cao Cấp