Nội dung
Cách Pha Trà Bằng Ấm Tử Sa
Sau khi hoàn tất quá trình khai ấm Tử Sa mới, bây giờ bạn đã sẵn sàng sử dụng ấm để chuẩn bị ấm trà đầu tiên của mình.
Cách Pha Trà Bằng Ấm Tử Sa
- Rót nước mới đun sôi vào đầy ấm sau đó rót đi, có thể rót ra các chén trà chuẩn bị uống. Đây là khâu tráng ấm, chén và cũng để làm nóng ấm Tử Sa
- Cho khoảng 5-8 g trà vào ấm, tiếp tục rót nước đầy ấm rồi lại rót ra ngay, đây là để rửa sạch lá trà một lần nữa cũng như để lá trà dậy hương.
- Rót đầy ấm một lần nữa sau đó tùy theo thời gian ngâm của từng loại trà (thường chỉ 1 phút) mà ta có thể rót ra chén tống hay chén trà thưởng thức.

Những chén trà được rót ra từ ấm Tử Sa luôn mang lại những trải nghiệm khác biệt về hương cũng như vị khi bạn thưởng thức trà. Chúng ta thưởng thức chén trà bằng thị giác, khứu giác và xúc giác, bằng việc đánh giá ban đầu về màu sắc của nước trà, đưa chén trà lên mũi ngửi qua lại hương và sau cùng là nếm thử vị trà.
Những Lý Do Để Dưỡng Ấm Tử Sa
Vì chỉ có ấm Tử Sa mới chứa hàng nghìn lỗ khí siêu nhỏ, nên ngoài việc giữ nước nóng lâu hơn và pha trà ngon hơn, các lỗ khí này còn có thể tự hấp thụ hương thơm của trà. Những đặc điểm này chỉ có thể tìm thấy ở đất Tử Sa, nên ấm Tử Sa thường được những người yêu thích uống trà sử dụng nhiều nhất.
Đối với những người thường xuyên uống trà như tôi, tôi luôn chỉ dùng một loại ấm cho duy nhất một loại trà, để không bị nhầm lẫn với hương trong ấm Tử Sa. Những người uống trà bình thường có thể sử dụng hai đến ba ấm Tử Sa, một ấm pha trà xanh, ấm thứ hai cho trà ô long và thứ ba cho hồng trà…
Ngoài việc sử dụng một ấm Tử Sa tốt còn rất nhiều yếu tố để pha được một chén trà ngon, các loại trà khác nhau thì yêu cầu cách pha khác nhau, khi mua ấm Tử Sa mới không nên dùng để pha trà ngay, bạn cần có quá trình khai ấm Tử Sa để có thể sử dụng bình thường.
Ấm Tử Sa là một công cụ rất tinh tế và chuyên nghiệp, so sánh nó với một con dao của đầu bếp giỏi. Bạn cũng phải đảm bảo rằng bạn chăm sóc nó đúng cách, giữ cho lưỡi dao luôn sắc, chứ không chỉ là mài một hoặc hai lần một năm. Đây là điều tôi muốn nói khi nói về việc nuôi và dưỡng ấm Tử Sa. Tôi đang nói về việc thực sự chăm sóc ấm trà để pha trà ngon, chứ không phải là sự ám ảnh không cần thiết về mặt hình thức nào khác.
Cách Vệ Sinh Ấm Tử Sa

Vì ấm Tử Sa có đặc tính hấp thụ hương vị trà độc đáo nên việc rửa bằng xà phòng sẽ làm mất đi phẩm chất độc đáo này. Do đó, không được dùng bất kỳ chất tẩy rửa nào để vệ sinh ấm Tử Sa, hãy rửa lại bằng nước nóng sau mỗi lần sử dụng là đủ, nếu thích có thể dùng khăn mềm lau khô và đậy nắp lại cho đến khi khô hẳn.
Vết trà (cao trà) có thể tích tụ trên ấm trà của bạn sau nhiều lần sử dụng, bạn đừng lo lắng về việc này. Những người uống trà lâu năm luôn tìm kiếm những vết trà, vì đây là một trong những đặc điểm mà một ấm trà cổ và tốt cần có.
Cách Dưỡng Ấm Tử Sa
- Sau khi bỏ hết bã trà ra, tráng nhanh lại bằng nước sôi để đảm bảo đã loại bỏ hết các mảnh vụn trà còn sót lại.
- Đổ nước sôi lần nữa vào ấm trà, đóng nắp lại và rót lên nắp ấm, tràn xuống ấm một lần nữa. Để nguyên trong vài phút và đổ đi, chú ý kiểm tra xem còn vụn trà trong ấm hay không.
- Lần này đổ nước sôi vào ấm, rót lên nắp lần nữa, sau đó rót ra thật nhanh. Mở nắp ấm cho bay hơi trong ấm ra.

Sử dụng nước sôi để làm sạch ấm Tử Sa có tác dụng loại bỏ cặn trà còn sót lại cũng như việc khô ấm trở nên nhanh hơn, thường là vài phút so với việc dùng nước nguội có khi đến nguyên 1 ngày ấm mới khô. Cũng để tránh việc ấm ướt sẽ tích tụ nấm mốc và mùi ẩm ướt ở đáy và vòi ấm.
Nếu còn sót lại vụn trà bị mắc lại trong lỗ lọc của ấm, ta có thể dùng trong bộ dụng cụ pha trà có một que nhọn để khẩy vụn trà ra hoặc có thể dùng một cây kim để loại bỏ nó. Như vậy ta sẽ vệ sinh được sạch ấm, khi rót trà dòng nước sẽ ra khỏe và tròn đẹp hơn.
Lúc này bạn có thể lấy khăn sạch lau nhẹ bên ngoài ấm Tử Sa, và cũng có thể thấm bên trong ấm nếu còn nước sót lại. Tất cả những điều này sẽ giúp ấm nhanh khô, qua một quá trình lâu dài bạn sẽ quen với việc sử dụng và dưỡng ấm trà Tử Sa và bạn có thể bỏ tắt những bước bạn cho là không cần thiết.