Đã có những kết luận khoa học trong và ngoài nước, cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi cổ nhất của cây chè Thế giới, cổ hơn cả cây chè Trung Quốc. Đúng vậy! Cây chè ở ta đã có hàng ngàn năm phát triển, và nếu tính từ dấu mốc của năm 1890 thì ngành sản xuất công nghiệp chè của ta đã hiện hữu hàng trăm năm.
Nếu như ai đã đặt chân đến Hà Giang, mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, nơi có những rừng chè cổ thụ Shan Tuyết nổi tiếng đã tồn tại hàng ngàn năm ở độ cao 1500 -1600m, được đánh giá là một bảo tàng chè thiên nhiên độc nhất vô nhị trên thế giới; Hãy dừng chân tại Suối Giàng, Yên Bái mà chiêm ngưỡng cái đẹp kỳ quan của một rừng chè bao la ngự trị trên hành lang dẫn sâu vào rừng, với những đọt chè biêng biếc, căng non dài mập chắc, vị chát dịu, hơi ngầy ngậy, có hậu ngọt … , mới thấy hết được tiềm năng, lợi thế phát triển của cây chè ở Việt Nam.

Việt Nam có một quỹ đất đai dồi dào, khí hậu rất phù hợp cho cây chè phát triển. Việt Nam có những vùng chè cho sản lượng, chất lượng tốt, hiệu suất cao như vùng chè Mộc Châu – Sơn La, Lào Cai, Cầu Đất (Lâm Đồng). Đặc biệt chủ trương phát triển chè ở diện tích lớn, khi quỹ đất của Việt Nam – loại đất thích hợp cho cây chè phát triển lại không hạn chế, được thể hiện ở chủ trương quy hoạch vùng mà chiêm ngưỡng cái đẹp kỳ quan của một rừng chè bao la ngự trị trên hành lang dẫn sâu vào rừng, với những đọt chè biêng biếc, căng non dài mập chắc, vị chát dịu, hơi ngầy ngậy, có hậu ngọt … ,mới thấy hết được tiềm năng, lợi thế phát triển của cây chè ở Việt Nam.
Việt Nam có một quỹ đất đai dồi dào, khí hậu rất phù hợp cho cây chè phát triển. Việt Nam có những vùng chè cho sản lượng, chất lượng tốt, hiệu suất cao như vùng chè Mộc Châu – Sơn La, Lào Cai, Cầu Đất (Lâm Đồng). Đặc biệt chủ trương phát triển chè ở diện tích lớn, khi quỹ đất của Việt Nam – loại đất thích hợp cho cây chè phát triển lại không hạn chế, được thể hiện ở chủ trương quy hoạch vùng đất đai canh tác từ nay đến năm 2010 của nhà nước… là những điều kiện thuận lợi, là cơ hội để ngành chè mở rộng diện tích, nâng cao sản lượng, chất lượng, thu hút sự hợp tác, đầu tư trong sản xuất, kinh doanh chè của các đối tác nước ngoài.
Cách nay hơn nửa thế kỷ vào giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế của đất nước sau chiến tranh, đứa con đầu lòng của ngành Công nghiệp chè trẻ tuổi – nhà máy chè Phú Thọ đã ra đời và đi vào hoạt động. Nhà máy chè Phú Thọ khi ấy là một điểm sáng của sự nghiệp Công nghiệp hóa, cũng là khởi đầu cho Công cuộc Công nghiệp hóa đối với ngành chè ở Việt Nam.

Theo thời gian sản phẩm chè của Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng về mẫu mã chủng loại, được sản xuất bằng những nguyên liệu chè giống mới, cho năng suất, chất lượng cao. Sự phát triển này đã thu hút hơn 400.000 hộ trên 35 tỉnh thành, trong đó có 20 vùng được thống kê thường xuyên, đã thu hút cả triệu lao động tham gia sản xuất, chế biến chè. Có thể nói bước vào WTO một vị thế mới với ngành chè đang mở rộng, với sự lan tỏa đầy dấu ấn nỗ lực, cố gắng cống hiến của cộng đồng những người làm chè Việt Nam để phát huy truyền thống, hướng tới tương lai với một cánh cửa dang rộng của chất lượng, giá trị và sự bền vững.